5P phát triển bền vững trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp | 2625

Bạn đang ở đây

5P phát triển bền vững trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

30/07/20 Lượt xem: 600

"Các thương hiệu toàn cầu đang gắn chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp với Mục tiêu thiên niên kỷ SDG 2030 - với 5P không còn của Marketing - mà là 5P phát triển bền vững"

văn hóa doanh nghiệp

Thế nào là văn hóa doanh nghiệp và tại sao cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nó chứa tất cả những giá trị văn hóa đã xây dựng trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.

Đây là yếu tố chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và từng hành vi của các thành viên trong tổ chức tạo nên sự khác biệt của mỗi doanh nghiệp. Hay nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp là những gì nhân viên nghĩ và hành động như một thói quen tại nơi làm việc.

Văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên những nét riêng biệt cho một doanh nghiệp trên thương trường, trong mắt khách hàng, đối tác và nhất là nhân tài. Nếu một doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp thiếu đi yếu tố tri thức (văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu,..) thì doanh nghiệp đó khó mà đứng vững và tồn tại lâu dài. Vậy nên văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng:

  • Thu hút ứng viên khi tuyển dụng

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ mang lại cho tổ chức những cơ hội và chiến lược tuyển dụng cạnh tranh tốt hơn. Các ứng viên luôn mong muốn được làm việc trong một môi trường lành mạnh. Bên cạnh đó, sự tích cực còn thu hút các nhân tài sẵn sàng hy sinh tất cả, hết mình vì công việc.

  • Giúp giữ chân nhân viên

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt còn giúp giữ chân nhân tài, các nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp còn giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ, hãnh diện vì là một phần của tổ chức. Nhân viên sẽ có ý thức về lòng trung thành với doanh nghiệp. Họ có nhiều khả năng duy trì làm việc với người quản lý mà họ được tôn trọng và có xu hướng muốn đi làm hơn.

  • Nâng cao hiệu suất làm việc

Nghiên cứu của các nhà kinh tế học tại trường Đại học Warwick đã khẳng định rằng, hạnh phúc giúp gia tăng 12% năng suất làm việc, trong khi sự căng thẳng làm giảm đi 10% năng suất.

Điều đó chứng minh rằng văn hóa công ty cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất công việc. Nhân viên có xu hướng tích cực và tận tâm hơn với doanh nghiệp quan tâm đến họ. Các công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ giúp nhân viên giảm căng thẳng và áp lực từ đó nâng cao hiệu quả làm việc.

  • Giảm xung đột trong doanh nghiệp

Văn hóa công ty tích cực sẽ có thể giảm bớt áp lực công việc. Nó là “chất keo” liên kết các nhân viên trong doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng văn hóa vững mạnh còn giúp các thành viên đồng lòng cùng hướng về mục tiêu chung, giúp công ty phát triển đúng như tầm nhìn, sứ mệnh.

  • Tăng nhận diện thương hiệu

Khách hàng, đối tác, nhân sự tiềm năng sẽ rất thiện cảm khi vào một công ty, họ thấy nhân viên ở đó được chăm lo cho đời sống, sức khỏe chu đáo. Chính điều đó sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt hóa trên thị trường cạnh tranh.

5P PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Substainable Development) trong văn hóa doanh nghiệp SMEs triển khai như thế nào?

People - đầu tư cho sự phát triển vì Con người, Nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ở đây NNLCLC không phải là 1 dạng sản phẩm đầu tư rồi tìm mọi cách tận thu. Vì con người nghĩa là doanh nghiệp cần thực sự nhận thức được trách nhiệm đào tạo; huấn luyện; chỉ dẫn những người lao động trong tổ chức; giúp họ học hỏi, trưởng thành và sống văn minh; tôn trọng các giá trị nhân văn, nhân bản.

Planet - phát triển hài hoà với môi trường sống; chung sức bảo vệ hành tinh; gìn giữ các giá trị văn hoá, gìn giữ các nguồn tài nguyên không có khả năng tái sinh cho các thế hệ tiếp nối. Chỉ tập trung cho tăng trưởng doanh thu, mà bất chấp tất cả, phá vỡ sinh quyển, sinh thái... thì thế hệ con cháu còn lại gì?

Partnership: đối tác và các bên liên quan (bao gồm cả nhân viên) đều không phải chỉ là câu chuyện thắng - thua hay thắng-thắng; mà là sự chung tay bình đẳng để cùng nhau phát triển theo hướng bền vững.

Prosperity: Sự thịnh vượng chung. Dân giàu thì nước phải mạnh; chứ không chỉ lo riêng mình hưởng lợi còn chà đạp lên các nhóm liên quan khác. Ông chủ đạt đến sự thịnh vượng, thì nhân viên cũng phải có con đường sáng. Mô tả công việc + quy chế thưởng phạt minh bạch, có khả năng đo lường là một trong những việc mà doanh nghiệp nào cũng làm được.

Peace: hoà bình không phải chỉ là "không có chiến tranh". Mà đơn giản là các em bé gái ra đường bố mẹ không nơm nớp lo sợ bị xâm hại; mọi người sống hiền hoà và yêu thương, không phải lo lắng đến sự đâm chém, cướp giật, chém giết... Nếu tiêu chuẩn 1 People (vì con người và nguồn nhân lực chất lượng cao) được tất cả các doanh nghiệp thực thi; những câu chuyện buồn trong xã hội, sẽ bớt đi phần nào.

Với các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua 10 năm tuổi; hãy nghĩ đến chiến lược 2030 từ hôm nay. Các nhà lãnh đạo cần và nên đặt mục tiêu phát triển con người; hệ sinh thái; bảo vệ hành tinh; vì một xã hội thịnh vượng chung vào song hành với hành trình tăng trưởng của mình.

Chia sẻ từ Đặng Thanh Vân - Quản trị & Khởi nghiệp

Thông tin khác

Bình luận