Công nhận và khen ngợi - Cách để giữ chân nhân tài | 2620

Bạn đang ở đây

Công nhận và khen ngợi - Cách để giữ chân nhân tài

28/07/20 Lượt xem: 162

Công nhận và khen ngợi có tác động tích cực đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Nhân viên mong muốn lãnh đạo công nhận những nỗ lực đóng góp của mình. Nhân viên luôn muốn biết những việc họ làm có tầm quan trọng như thế nào đối với công ty, đối với đồng nghiệp. Sự công nhận và khen ngợi một hành động nào đó của nhân viên sẽ củng cố và khuyến khích nhân viên tiếp tục phát huy hành động đó.

Ví dụ: Một nhân viên CSKH làm tốt công việc của mình, khiến khách hàng thích thú hài lòng và mua thêm sản phẩm. Thì một sự công nhận khen ngợi kịp thời sẽ làm cho nhân viên đó tiếp tục phát huy việc chăm sóc khách hàng của mình. Việc công nhận khen ngợi rất đơn giản, không cần cầu kỳ phức tạp. Bạn có thể nói với nhân viên của mình “Em làm tốt lắm. Cảm ơn em”, hoặc “em làm tốt lắm lần sau phát huy nữa nhé”

Tuy nhiên, thực tế có không ít nhà quản lý chưa làm tốt hoặc đưa ra nhiều lý do để không làm điều này. Dưới đây là các lý do phổ biến:

  • Tôi thấy không cần phải cảm ơn nhân viên vì họ đang làm công việc của họ. Tôi trả lương cho họ, họ tăng ca tôi cũng trả lương tăng ca thì có gì phải khen
  • Tôi không quen với việc công nhận khen ngợi người khác, nó không phải tính cách của tôi
  • Tôi có quá nhiều nhân viên, thời gian đâu mà đi công nhận khen ngợi từng người
  • Hồi xưa tôi cũng làm gần chết mà sếp có bao giờ công nhận gì đâu, mà tôi cũng làm tốt việc của mình đấy thôi
  • Tôi thấy nhân viên tôi họ không có kết quả gì nổi bật đáng khen ngợi, khen riết nhân viên họ lờn mặt ra.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các nhà quản lý không công nhận khen ngợi nhân viên của mình:

  • Nhân viên cảm thấy bị xem thường, thiếu tôn trọng
  • Nhân viên sẽ mất dần động lực và không còn hứng thú làm việc
  • Nhân viên sẽ không còn gắn kết với nhà quản lý
  • Nhân viên sẽ không tiếp tục những hành vi tốt
  • Nhân viên có khả năng nghỉ việc cao

Do đó, ngay từ bây giờ hãy bắt tay ngay vào việc công nhận khen ngợi nhân viên. Hãy đưa nó vào lịch làm việc hằng ngày của bạn. Chính bạn là người cần thực thi điều này trước tiên, hãy làm gương và tự khắc các nhân viên của bạn sẽ làm theo. Dần dần bạn sẽ hình thành được môi trường văn hóa biết công nhận khen ngợi lẫn nhau, văn hóa này sẽ lan tỏa đến khách hàng của bạn nữa.

Có 1 vài lưu ý khi bạn công nhận khen ngợi:

  • Đúng thời điểm. Việc làm tốt cần được khen ngợi ngay chứ không chờ đến sang tuần họp cả công ty mới khen thì “lửa” trong nhân viên đã giảm đáng kể.
  • Cụ thể càng tốt. Thay vì nói chung chung thì bạn hãy khen cụ thể hơn. Ví dụ: lúc nãy em tư vấn cho khách hàng phần nội dung này hay nè, lần sau phát huy tiếp nhé.
  • Gần gũi chân thành. Nhân viên không cần những lời khen ngợi xã giao, khách sáo, ước lệ.
  • Quan trọng nhất để điều này trở thành 1 nét văn hóa của công ty là cần thực hiện thường xuyên và liên tục, lan tỏa đến tất cả nhân viên trong công ty chứ không phải là phong trào được hô hào làm trong ngắn hạn.

Chia sẻ  từ Lê Thanh Duy - Quản trị & Khởi nghiệp

Thông tin khác

Bình luận